Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Nguyên nhân đau bụng kinh và cách giảm đau hiệu quả

Nguyên nhân đau bụng kinh và cách giảm đau hiệu quả
Điểm trung bình: 8.6 / 10 ( 42 lượt đánh giá )

Trong những ngày có kinh nguyệt, một số chị em bị đau bụng kinh dữ dội kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, cơ thể mệt mỏi không thể làm được bất cứ việc gì. Vậy nguyên nhân nào gây đau bụng kinh và làm thế nào để giảm đau bụng kinh hiệu quả? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nguyên nhân gây đau bụng kinh và cách giảm đau bụng kinh hiệu quả thì hãy theo dõi những thông tin trong bài viết này nhé.

nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt

Bài viết quan tâm

Đau bụng kinh là hiện tượng chị em cảm thấy đau đớn, khó chịu ở vùng bụng dưới trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Cảm giác đau ở mỗi người thường có sự khác nhau, có người bị đau âm ỉ kéo dài nhưng cũng có người bị đau bụng kinh dữ dội đến mức không thể chịu đựng được. Dù chị em bị đau bụng kinh ở mức độ nào thì nó cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Hiện tượng đau bụng kinh được chia thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Mỗi dạng đau bụng kinh lại do những nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như:

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là hiện tượng đau bụng kinh sinh lý, thường gặp ở những bạn gái mới bắt đầu có kinh nguyệt.

Tử cung co thắt quá độ: Khi tử cung co thắt quá nhiều sẽ vô tình làm tăng hàm lượng Prostagalandin trong máu, từ đó gây ra hiện tượng đau bụng kinh.

Tử cung co thắt bất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát ở nữ giới.

Ống tử cung hẹp hoặc lỗ màng trinh quá nhỏ, thậm chí có những trường hợp lỗ màng trinh bị bịt kín khiến làm cho máu kinh khó thoát ra ngoài dẫn đến tích tụ tại tử cung gây nên đau bụng kinh.

Do tử cung phát triển kém cộng với quá trình cung ứng máu bất thường gây thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung trong kỳ kinh nguyệt dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh.

Ngoài ra, chị em cũng có thể bị đau bụng kinh do bị trúng gió hay cảm lạnh trong kỳ kinh; do vận động quá sức hoặc do tinh thần bị căng thẳng, áp lực từ nhiều phía…

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát là hiện tượng thường gặp ở những chị em trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này thường xảy ra dữ dội và kéo dài hơn so với đau bụng kinh nguyên phát gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Vị trí của tử cung không bình thường: Một số chị em có tử cung bị lùi về phía sau hoặc ngay ở phía trước làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu kinh, từ đó gây nên hiện tượng đau bụng kinh.

Do mắc phải các bệnh phụ khoa: Hiện tượng đau bụng kinh thứ phát có thể là do chị em mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm dính tử cung hoặc polyp cổ tử cung…

Một số phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả

cách chữa đau bụng kinh

Khi bị đau bụng kinh chị em có thể áp dụng các cách sau để làm giảm đau bụng kinh hiệu quả:

1. Chườm nước ấm vào bụng

Lấy nước ấm cho vào chai (hoặc sử dụng túi nước ấm, khăn ấm) chườm vào vùng bụng dưới. Chườm nước ấm lúc đau bụng kinh sẽ giảm cơn đau bụng khi bị tử cung co tắt, giúp lưu thông máu, đẩy máu kinh ra ngoài. Lưu ý bạn không nên dùng nước quá nóng để tránh bị bỏng nhé.

2. Sử dụng gừng tươi

Dùng gừng thái thành những lát mỏng hoặc giã, tiếp đó đắp vào vùng bụng dưới trong khoảng 5 – 7 phút. Sức nóng của gừng sẽ làm dịu những cơn đau bụng kinh mà không phải sử dụng tới thuốc.

3. Dán cao hoặc bôi dầu.

Thay vì sử dụng gừng tươi, nước ấm làm ấm bụng chị em có thể sử dụng phương pháp xoa dầu hoặc dán cao. Xoa dầu hoặc dán cao vùng bụng giúp tử cung co bóp bình thường, từ đó làm giảm những cơn đau bụng kinh.

4. Massage nhẹ nhàng

Massge vùng bụng là cách giảm các cơn đau bụng kinh nguyệt hiệu quả được nhiều chị em áp dụng. Massage nhẹ nhàng giảm được cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột, điều hòa kinh nguyệt.

5. Ngâm chân trong nước muối ấm.

Chị em dùng 1 ít nước ấm pha muối ngâm chân sau đó massge bàn chân, gan bàn chân để lưu thông các huyệt đạo. Bàn chân có các huyệt đạo liên quan tới vùng chậu, với việc áp dụng phương pháp này, cơn đau bụng kinh cũng sẽ giảm đáng kể.

6. Giữ ấm cơ thể

Việc giữ ấm cơ thể sẽ giúp lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bắp, nhất là các cơn co thắt và tắt nghẽn vùng chậu. Chính vì thế, chị em nên uống nhiều nước ấm, sử dụng túi giữ nhiệt hay chai nước ấm đặt lên bụng giữ ấm cơ thể trong ít phút giúp xua tan cơn đau bụng kinh.
Ngoài ra, chị em cũng có thể thư giãn bằng cách tắm muối khoáng. Bằng cách bỏ 1 ít muối và 1 ít bicarbonatr natri trong bồn tắm, ngâm mình trong nước ấm khoảng 20 phút sẽ thấy giảm các cơn đau bụng.

7. Không nên quan hệ những "ngày đèn đỏ"

Chị em nên tránh làm "chuyện ấy" trong những ngày kinh, đồng thời vệ sinh sạch sẽ vùng tam giác, không nên làm việc quá sức, bưng bê nặng.....

8. Chế độ ăn uống.

- Ăn nhiều sữa chua và sữa: Sữa và sữa chua có chứa canxi giúp chị em giảm đau bụng kinh hiệu quả. Cứ 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp chị em giảm được 30% nguy cơ đau bụng kinh.

- Uống vitamin: bổ sung các loại vitamin và khoáng chất có chứa canxi. Bên cạnh đó, chị em nên ăn nhiều rau, trái cây, ăn ít một số loại thực phẩm mặn ngọt, không ăn những đồ ăn như giấm, táo, ngó sen (vì chúng có tác dụng giữ nước).

- Trong kỳ kinh nguyệt nên hạn chế các loại nước ngọt, cà phê, chè...bởi chúng có thể gây khó chịu, bồn chồn trong người.

9. Tập thể dục, tập yoga

- Đi bộ: đi bộ, vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể dẻo dai hơn. nhất là trước ngày hành kinh, việc đi bộ sẽ cho bạn cảm giác thư thái, thoải mái, giảm bớt căng thẳng, lưu thông khí huyết tốt hơn.

- Tập yoga: đây là phương pháp rất hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh. Ví dụ động tác quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Tiếp đến cúi thấp người xuống từ từ đến khi trán chạm đất, kéo giãn cánh tay theo cơ thể. Duy trì vị trí trạng thái này cho đến khi chị em cảm thấy thoải mái, thư thái nhất.

10. Giảm cơn đau bằng cách uống thuốc

Nếu đơn thuần bạn bị đau bụng là do sự co bóp tử cung trong ngày kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng thuốc để giảm các cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc phải theo sự chỉ dẫn của các y bác sĩ. Bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau  bữa bãi, thường xuyên vì rất có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của bạn sau này. Để chắc chắn bạn nên đi khám phụ khoa, sau đó mới áp dụng phương pháp này.

Chú ý: Trong trường hợp chị em bị đau bụng kinh dữ dội hoặc đã áp dụng những phương pháp kể trên mà những cơn đau bụng kinh không có dấu hiệu thuyên giảm thì chị em nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất bởi rất có thể chị em bị đau bụng kinh do mắc phải một bệnh lý nào đó.

Sau khi thăm khám, xác định được bệnh lý cụ thể mà chị em mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh lý đó. Chị em cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Khi các bệnh lý này được chữa khỏi thì chứng đau bụng kinh cũng sẽ chấm dứt.

 

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của các chuyên gia chuyên phụ khoa Phòng khám Thái Hà sẽ giúp chị em hiểu được "Nguyên nhân gây đau bụng kinh cũng như biết cách giảm đau bụng kinh hiệu quả". Nếu còn điều gì băn khoăn cần được giải đáp, chị em có thể gọi đến số 0365.116.117 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

 

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám