Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là những chị em đang trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao. Người bị lộ tuyến cổ tử cung nếu không chữa trị khỏi có thể dẫn đến viêm âm đạo, cản trở việc thụ thai gây vô sinh, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ung thư. Vậy thực chất bệnh “Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh như thế nào? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả ra sao?” Dưới đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám phụ khoa về bệnh lý này, hi vọng sẽ giúp chị em phụ nữ có cái nhìn tổng quan nhất và có cách phòng tránh bệnh sớm.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh như thế nào?
Tuyến tử cung có chức năng tiết ra dịch nhờn bôi trơn, là những tuyến nằm bên dưới nội mạc tử cung.
Ảnh minh họa: Viêm lộ tuyến cổ tử cung ở nữ giới
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung do các tế bào nằm trong cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra bên ngoài. Tuy những lộ tuyến này là những tổn thương lành tính, song nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tính dục, khả năng sinh sản, có nguy cơ chuyển biến thành ung thư cổ tử cung và nguy hiểm hơn có thể đe dọa đén tính mạng người bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung cho các chị em như: mắc bệnh qua đường tình dục, vệ sinh âm đạo – vùng kín không sạch sẽ, vệ sinh không đúng cách (thụt rửa quá sâu, quá sạch làm mất cân bằng PH), phá thai nhiều lần, sử dụng thuốc tránh thai có nhiều estrogen, rối loạn nội tiết tố nữ, chị em qua nhiều lần sinh nở…
Dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung
1. Ra máu khi quan hệ cảnh báo bệnh viêm lộ tuyến
Bệnh sẽ khiến cho bề mặt cổ tử cung sần sùi, khi quan hệ có sự cọ xát đến vùng kín của chị em nên dễ gây tổn thương, chảy máu và đau rát. Khi thấy hiện tượng này, chị em nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
2. Khí hư có màu bất thường
khí hư ra nhiều, màu xanh xám, vàng nhạt và có thể là trắng đục, … kèm theo mùi hôi khó chịu, dính thành từng mảng, loãng kèm theo bọt. Khi bệnh càng nặng khí hư ra càng nhiều và càng có mùi nặng hơn.
3. Vùng kín ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu
Tình trạng viêm nhiễm khiến vùng kín luôn trong trạng thái ngứa ngáy, có mùi hôi khó chịu. Do khí hư ra nhiều, kèm theo đó là sự kích ứng của dịch viêm nên thành âm đạo bị sưng đỏ, ngứa âm đạo, thậm chí còn bị lở loét.
4. Xuất hiện những cơn đau bất thường
khi bị viêm lộ tuyến, người bệnh thường bị đau vùng xương chậu, đau bụng dưới, vùng eo… Để lâu bệnh sẽ lan sang các dây chằng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, đời sống tình dục và có thể dẫn đến vô sinh ở nữ.
5. Rối loạn kinh nguyệt: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi dẫn đến hiện tượng chậm hoặc không có kinh nguyệt hoặc tình trạng rong kinh diễn ra trong một thời gian dài.
6. Đi tiểu nhiều, tiểu rắt, đau khi đi tiểu: triệu chứng của bệnh có thể kéo theo các kích ứng bàng quang và gây kích thích bàng quang dẫn đến tình trạng đái dắt, đau khi tiểu tiện, và có nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo.
Bệnh viêm âm đạo và viêm lộ tuyến cổ tử cung có triệu chứng gần giống nhau. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan và nên đi kiểm tra sức khỏe sớm.
Bài viết quan tâm
Cách chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Ngày nay, việc điều trị viêm lộ tuyến chỉ mới tập chung giải quyết những triệu chứng của bệnh và sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Vì thế, bệnh không thể chữa khỏi dứt điểm và dễ tái phát. Để điều trị viêm lộ tuyến các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra phương pháp phù hợp.
Với những chị em mắc viêm lộ tuyến thông thường, chưa xuất hiện tế bào ác tính, không bị những bệnh lý khác liên quan đến tử cung, máu… sẽ được bác sĩ kê cho đơn thuốc để chữa viêm, tiếp đó sử dụng phương pháp như đốt điện, laser… để duyệt tuyến.
Riêng với những chị em đang mang thai bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặt chuyên dùng cho phụ nữ mang thai để giảm tình trạng viêm nhiễm. Sau khi sinh, người bệnh sẽ được đi khám theo chỉ định của bác sĩ
Một số phương pháp điều trị viêm lộ tuyến:
1. Điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp nội khoa
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa.
- Các loại thuốc có thể là thuốc uống, thuốc đặt, … bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm để trực tiếp kê đơn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Bệnh nhân lưu ý phải dùng đúng thuốc, đủ liều theo đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc về tự điều trị, bệnh khó khỏi mà còn có thể diễn biến trầm trọng thêm.
2. Điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp tiểu phẫu
- Sử dụng bằng phương pháp dùng lazer: Dùng phương pháp laser thường để lại di chứng cổ tử cung bị chít hẹp, để lại sẹo, tổn thương cổ tử cung, … nếu chị em muốn tiếp tục mang thai thì cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp này.
- Phương pháp sử dụng sóng cao tần: Tia điện tử làm thay đổi các biểu mô protein khiến cho các tế bào viêm lộ tuyến dần dần bị hoại tử, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mô cổ tử cung bệnh sẽ được điều trị triệt để mà không tái phát. Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì không tốn nhiều thời gian, không gây chảy máu, không bị đau và không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
3. Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm xoa bóp, bấm huyệt, massage, … những phương pháp này không có khả năng tiêu diệt mầm bệnh nhưng chúng có thể làm giảm các triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Phòng khám Thái Hà đã và đang áp dụng phương pháp sóng cao tần đem lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Nếu bạn có dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung, hãy gọi điện đến đường dây nóng 0365.116.117 để được tư vấn.