Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Đi tiểu buốt, tiểu ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Đi tiểu buốt, tiểu ra máu là biểu hiện của bệnh gì?
Điểm trung bình: 8.2 / 10 ( 34 lượt đánh giá )

Sợ hãi không dám đi tiểu bởi mỗi lần đi có cảm giác đau buốt, tiểu ra máu khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng cả về sức khỏe và tâm lý. Phòng khám đa khoa Thái Hà đã nhận được câu hỏi của bác Quý – Hà Nội, 52 tuổi với nội dung như sau: Các bác sĩ cho tôi hỏi 2 tuần gần đây tôi đi tiểu thấy buốt, nước tiểu có lẫn máu, đau tức ở dương vật. Các chuyên gia cho tôi hỏi tình trạng của tôi là bị bệnh gì.

Cùng thắc mắc trên, bạn Dương có gửi về hòm thư của Phòng khám cho biết, 3 hôm nay tôi bị sốt kèm theo đó là hiện tượng đái buốt, nước tiểu có màu  hồng nhạt. Vì bệnh viện xa nhà nên chưa đi khám được. Xin hỏi, tôi đang bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi tiểu ra máu, buốt là bệnh gì?

Tiểu buốt kèm theo máu là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm đường tiết niệu và một số bệnh lý nguy hiểm khác. Bệnh khiến người bệnh có cảm giác rát buốt khi đi tiểu, nước tiểu lẫn máu, sốt và mệt mỏi.

đi tiểu buốt ra máu

Một số nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu

Thông thường nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc hơi hơi đậm, chính vì vậy sự thay đổi màu nước tiểu có chứa máu cùng cảm giác ê buốt, khó tiểu là do các nguyên nhân sau:

1. Viêm đường tiết niệu

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu như do nhiễm khuẩn, chấn thương, sỏi, lao tiết niệu cụ thể:

  • Vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách, quan hệ với người mắc bệnh… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Vi khuẩn khí sinh gây ngứa ngáy khó chịu , tiểu buốt, tiểu ra máu…
  • Các bệnh lý về bàng quang như viêm bàng quang, sỏi bàng quang… do các vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo ngược dòng lên bàng quang  dẫn đến màng lọc không thể lọc hết, máu bị đào thải ra ngoài kèm theo tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Sỏi đường tiết niệu làm tổn thương lớp niêm mạc gây nhiễm trùng, sỏi thường xuất hiện ở thận, bàng quang, niệu đạo…
  • Thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường, sỏi thận… ngoài những triệu chứng tiểu ra máu bệnh nhân còn sốt cao, đau thắt lưng.

Lưu ý: để xác định được có bị nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu hay không bệnh nhân cần tiến hành nội soi bàng quang, xét nghiệm nước tiểu, chụp xquang, siêu âm để phát hiện bệnh.

2. Nhiễm trùng âm đạo

Các vi khuẩn phát triển quá mức gây viêm nhiễm, sưng niệu đạo, tiểu buốt, tiểu ra máu, khí hư ra nhiều và có mùi hôi.

3. Mắc bệnh xã hội

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh xã hội, đặc biệt là bệnh lậu. Bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, tấn công ở cả nam và nữ giới.

Khi mắc bệnh lậu, người bệnh có biểu hiện đau khi quan hệ, lỗ sáo có mủ, dịch nhầy có mùi hôi ở nam giới; dịch âm đạo có màu vàng hoặc xanh lục, khí hư ra nhiều có mùi hôi.. ở nữ giới. Bệnh nặng hơn sẽ xảy ra tình trạng đái buốt, đái ra máu, tiểu nhiều lần trong ngày, sốt cao, ớn lạnh… Bệnh rất khó chữa vì vậy cần phát hiện sớm để điều trị dứt điểm triệu chứng cũng như ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

4. Phì tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt bị to lên bất thường gây chèn ép bàng quang và niệu đạo khiến bệnh nhân cảm thấy tiểu buốt, tiểu ra máu, thường gặp ở nam giới nhiều tuổi.

5. Bệnh lý về máu như bạch cầu, máu khó đông, tiểu máu vi thể…

6. Ung thư

Các khối u xuất hiện tại bàng quang, thận, âm hộ, tuyến tiền liệt,…nhất là bàng quang và tuyến tiền liệt khiến cơ thể bị phá gây chảy máu và đau khi đi tiểu.

Các nguyên nhân khác như sử dụng các loại thuốc chống ung thư, thuốc chống đông máu, chấn thương bàng quang, niệu đạo, quan hệ tình dục quá độ thô bạo… khiến đi tiểu ra máu.

Tác hại của tiểu buốt, tiểu ra máu

Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh:

  • Tâm lý lo sợ, thậm chí là nỗi kinh hoàng mỗi lần đi tiểu tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống công việc hàng ngày.
  • Buốt rát, đau khi quan hệ ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
  • Gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày khi cố nhịn tiểu, từ đó mắc các bệnh lý như bàng quang, sỏi thận
  • Là biểu hiện các bệnh lý nguy hiểm như viêm tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư âm đạo, nên cần phải điều trị sớm
  • Bệnh nếu điều trị càng sớm sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, hay bị choáng, sức khỏe bị ảnh hưởng, cơ thể mệt mỏi do mất máu quá nhiều.
  •  Đe dọa tính mạng người bệnh nếu bệnh nhân mắc chứng rối loạn chảy máu khiến máu không thể ngừng.

Cách phòng tránh bệnh

Để ngăn ngừa tình trạng đái buốt, đái ra máu ngoài chế độ ăn uống điều độ, người bệnh nên chú ý những điểm sau:

  • Không nên nhịn tiểu khiến cho các chất cặn không thể đào thải ra bên ngoài gây nên sỏi thận, viêm bàng quang.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Khi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để vi khuẩn không đi vào âm đạo, không nên thụt sâu vào âm đạo.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, bổ xung các chất dinh dưỡng trong đó có rau và hoa quả vào chế độ ăn mỗi ngày để đào thải các chất độc ra bên ngoài.
  • Mặc quần áo thoải mái và có tính thấm hút, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân để tránh mắc các bệnh lây nhiễm.
  • Hạn chế ngồi lâu, chơi các trò chơi gây nguy hiểm niệu đạo, chú ý tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống khoa học nhằm giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Để biết chính xác bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám - kiểm tra, tại Hà Nội phòng khám đa khoa Thái Hà với đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Các trang thiết bị máy móc và phương pháp điều trị tiên tiến, sự tận tâm, nhiệt tình cùng với sự bảo mật thông tin. Chi phí khám và điều trị được công khai đã nhận được đánh giá cao của bệnh nhân là phòng khám đa khoa uy tín và chất lượng.

Mọi vấn đề thắc mắc và đóng góp về sức khỏe xin vui lòng gửi về số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội theo số điện thoại 0365.116.117 hoặc click tư vấn trực tuyến để được giải đáp cụ thể.

 

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám