Bệnh trĩ nội là dạng trĩ thường gặp nhất trong 3 dạng của bệnh trĩ. Khi căn bệnh này “ghé thăm” người bệnh luôn gặp phải những rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nếu không được khám chữa kịp thời. Vậy bệnh trĩ nội là gì? Nhận biết bệnh như thế nào? Điều trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết, hy vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp được tất cả các thắc mắc này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu về bệnh trĩ nội
Trước tiên, bệnh trĩ được hình thành do sự căng giãn, phình to quá mức của các tĩnh mạch thuộc vùng hậu môn – trực tràng. Dựa vào vị trí, cấu tạo của búi trĩ mà bệnh trĩ chia thành 3 dạng khác nhau là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội là dạng trĩ phổ biến nhất trong những dạng trĩ trên.
Trĩ nội là hiện tượng búi trĩ hình thành ở phía trên đường lược, bên trong ống hậu môn – trực tràng. Búi trĩ nội ban đầu nằm ở bên trong ống hậu môn, sau đó sẽ phát triển và dần dần sa ra ngoài.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội khá đa dạng, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính như: do táo bón kéo dài, chế độ ăn uống thiếu khoa học, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, đại tiện không đúng cách hoặc do tâm lý không ổn định, căng thẳng, stress kéo dài, béo phì, sức ép từ bụng khi mang thai… Đây cũng là lý do mà những người có tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, công nhân may mặc… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất.
Bệnh trĩ không chỉ gây nhiều phiền toái cho đời sống sinh hoạt của nam giới mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội
Để sớm phát hiện bệnh trĩ, bạn có thể dựa vào những triệu chứng điển hình sau:
Đại tiện ra máu cảnh báo bệnh trĩ
Có lẽ, nhiều người khi phát hiện mình có triệu chứng đại tiện ra máu thì sẽ nghĩ ngay đến bệnh trĩ bởi đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội.
Ban đầu, khi mới mắc bệnh máu chảy ra rất ít và kín đáo. Nếu không quan sát, chú ý thì rất khó phát hiện được máu dính trên giấy vệ sinh hoặc bám theo phân ra ngoài.
Thời gian sau, khi bệnh nặng mỗi lần người bệnh đi đại tiện máu sẽ chảy nhỏ giọt liên tục hoặc chảy thành tia. Trường hợp nặng, người bệnh chỉ cần ngồi xổm là máu lại chảy.
Sa búi trĩ dấu hiệu trĩ nội
Triệu chứng này thường xuất hiện sau triệu chứng đại tiện ra máu và phát triển qua 4 cấp độ khác nhau, cụ thể như sau:
Trĩ nội độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành ở bên trong ống hậu môn với kích thước rất nhỏ.
Trĩ nội độ 2: Búi trĩ dần dần sa xuống nhưng vẫn có thể tự co lên được.
Trĩ nội độ 3: Khi đi đại tiện, búi trĩ sa xuống nhưng không thể tự co lên được mà người bệnh phải dùng tay mới đẩy búi trĩ lên được.
Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, không thể co lên được kể cả khi dùng tay đẩy.
Nhận biết bệnh qua những triệu chứng khác của bệnh trĩ nội
Ngoài 2 triệu chứng điển hình trên, bạn cũng có thể nhận biết bệnh trĩ nội qua những triệu chứng khác như:
- Ngứa ngáy, đau rát ở vùng hậu môn
- Đau ngứa quanh hậu môn
- Luôn có cảm giác ẩm ướt ở vùng hậu môn
Bài viết liên quan
- Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu và cách điều trị
- Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội
Theo các chuyên gia phòng khám Thái Hà, việc điều trị bệnh trĩ nội còn tùy thuộc cấp độ bệnh tình. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, xác định được cấp độ bệnh tình mà bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội độ 1 thì có thể chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như: ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, vận động thường xuyên, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ… thì những triệu chứng của bệnh trĩ cũng sẽ dần dần thuyên giảm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian từ cây diếp cá, hoa thiên lý, quả sung, đu đủ xanh… để điều trị bệnh trĩ nội độ 1.
Còn nếu bạn mắc bệnh trĩ nội độ 2, độ 3 thì có thể sử dụng các loại thuốc tây y theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh trĩ nội thường là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc nào và liều lượng bao nhiêu thì người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trường hợp bạn mắc bệnh trĩ độ 4 thì phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới có thể điều trị được dứt điểm bệnh trĩ. Hiện nay, thủ thuật cắt búi trĩ được thực hiện khá đơn giản, an toàn và nhanh chóng nên người bệnh không cần phải quá lo lắng.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà về “Tìm hiểu bệnh trĩ nội? Cách nhận biết và điều trị”. Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc xin vui lòng gọi đến số 0365.116.117để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.