Bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết bằng mắt thường do bệnh xảy ra ngoài hậu môn. Tuy nhiên, rất nhiều người không phát hiện ra mình đang mắc bệnh trĩ ngoại, đến khi bệnh trở nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mới vội vàng đi khám, lúc này việc điều trị trở nên phức tạp.
Vậy “Bệnh trĩ ngoại là gì? Có nguy hiểm không? Biểu hiện và cách điều trị dứt điểm như thế nào?” Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa phòng khám Thái Hà theo dõi bài vết sau đây:
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng căng và sưng phồng ở dưới da tại nếp gấp vùng hậu môn, hiện tượng này được hình thành do các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm hay tụ máu. Các búi trĩ xa xuống gây nhiều biến chứng như đau đớn, sứng tây, viêm nhiễm... hậu môn
Khác với trĩ nội, vị trí búi trĩ ngoại nằm ở dưới đường lược, phía bên ngoài - bờ hậu môn. Bao gồm các lớp da ở bề mặt ngoài, bên trong búi trĩ là các mô liên kết, các tĩnh mạch trĩ liên kết với nhau rất nhỏ, xen kẽ như lưới.
Vị trí, cấu tạo trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra cảm giác khó chịu,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.
- Nhiễm trùng máu: Nếu búi trĩ quá lớn sẽ gây tắc mạch, khi đó máu không lưu thông tuần hoàn, càng lâu sẽ khiến người bệnh càng đau đớn, nghẹt búi trĩ dễ gây lên hoại tử và nhiễm trùng máu.
- Viêm nhiễm hậu môn: Các búi trĩ xa ra ngoài gây nên tình trạng viêm nhiễm, chảy máu, nứt hậu môn,… đặc biệt là gây hại đến tầng sinh môn. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh ngứa hậu môn.
- Thiếu máu và mất máu: Khi búi trĩ lớn sẽ gây ảnh hưởng khó khăn cho việc đi đại tiện, nếu máu chảy quá nhiều sẽ dẫn đến cơ thể thiếu máu ảnh hưởng đến tầng sinh môn và hệ thần kinh.
- Ung thư trực tràng: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại
Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại bao gồm:
Chế độ ăn uống không hợp lý: Không cung cấp đủ chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo, các thực phẩm cay nóng, sử dụng quá nhiều chất kích thích... làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.
Lười vận động: ngồi hoặc đứng làm việc quá lâu, không thay đổi tư thế trong thời gian dài khiến các khối xơ vùng hậu môn bị xơ cứng lại, mạch máu chậm lưu thông lâu dần hình thành các búi trĩ.
Táo bón: táo bón lâu ngày, khi đi đại tiện chúng ta phải rặn nhiệu, phân cứng làm phình giãn quá mức vùng da quanh hậu môn, nứt các tĩnh mạch làm chảy máu, gây đau đớn lâu dần vùng da quanh hậu môn bị rạn không thể phục hồi về trạng thái ban đầu dẫn đến lồi ra bên ngoài và hình thành các bũi trĩ ngoại.
Viêm nhiễm hậu môn: do một số bệnh như viêm đại tràng mãn tĩnh, kiết lỵ mãn tính...
Áp lực nặng từ bụng: Những người béo phì, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, nam giới phì đại tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ ca mắc bệnh trĩ ngoại hơn so với người bình thường.
Bên cạnh những nguyên nhân gây trĩ ngoại trên còn những nguyên nhân khác như tuổi cao, bệnh nhân cao huyết áp, bệnh xơ gan, xơ vữa động mạch và một số bệnh lý khác cũng đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại rất dễ, người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường hoặc sờ thấy do ở hậu môn xuất hiện các búi trĩ căng phồng nổi lên
Xuất hiện các búi trĩ căng phồng quanh hậu môn
Đau rát quanh hậu môn: Khi bị viêm nhiễm nặng bề mặt da hậu môn sẽ bị lở loét, có mủ và xuất hiện rò hậu môn.
Chảy máu: Người bệnh phát hiện khi thấy máu có lẫn ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đi đại tiện. Thời gian đầu lượng máu chảy ít, về sau chảy càng nhiều có thể thành tia hoặc từng giọt.
Sa búi trĩ: Sau mỗi lần đại tiện người bệnh sẽ thấy một khối thịt nhỏ trồi ra ngoài hậu môn có thể tự tụt vào khi đại tiện xong.
Hậu môn sưng to và xung huyết: Người bệnh cảm thấy ngứa và ẩm ướt ở hậu môn, sau khi đại tiện xong tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Khi quan sát sẽ thấy nếp gấp ở viền hậu môn bị xung huyết, sung to.
Cách điều trị dứt điểm của bệnh trĩ
Để điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả thường được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa và nội khoa. Sau khi thăm khám, tùy vào mức độ bệnh của từng trường hợp bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa.
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, sau khi bác sĩ thăm khám tư vấn và kê đơn thuốc sao cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh trĩ ngoại được chia thành nhiều dạng gồm: Thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc bôi. Trong đó:
- Thuốc uống: Có tác dụng làm săn các tĩnh mạch trĩ, giảm độ thẩm thấu, giảm phù nề và sưng tấy cho các tĩnh ạch ở vùng trĩ.
- Thuốc đặt hậu môn : Là loại thuốc có hình viên đạn dùng để đặt vào bên trong ống hậu môn
- Thuốc bôi: Được sử dụng để bôi vào búi trĩ. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm và giúp cho vết thương mau lành
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa:
Để nâng cao hiệu quả chữa trị, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ. Cụ thể như:
Chế độ ăn uống thích hợp:
- Uống nhiều ước, ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả,…
- Hạn chế ăn những đồ cay nóng, đồ rán… đồng thời cũng không nên sử dụng các loại nước uống có ga như bia, rượu,…
- Những người làm trong môi trường văn phòng, lái xe taxi, thợ may,… thường xuyên vận động và rèn luyện thể dục thể thao.
- Thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh, nhịn đại tiện, làm việc qua nhiều,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Bạn nên tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định không nên dùng sức để rặn phân ra ngoài, han chế sử fujng điện thoại hay đọc báo trong nhà vệ sinh.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.
Điều trị bằng những bài thuốc dân gian:
- Chữa trĩ ngoại bằng rau diếp cá: Mỗi ngày người bệnh nên ăn 1 nắm rau diếp cá đã được rửa sạch và ngâm bằng nước muối loãng để cải thiện triệu chứng bệnh trĩ.
- Xay nhuyễn rau diếp cá thành sinh tố uống mỗi ngày, rau diếp cá có tính mát nên tốt cho cơ thể.
- Chữa trĩ ngoại bằng lá thiên lý: Dùng lá thiên lý đem rửa sạch, cho vào cối cùng một chts muối rồi giã nhỏ. Sau đó lọc lấy nước cốt đun sôi lên chờ đến khi nước nguội bớt, còn ấm thì dùng.
- Dùng lá thiên lý đắp lên búi trĩ, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, dùng bông thấm dung dịch nước cốt lá thiên lý đắp lên vùng trĩ, mỗi ngày làm 2 lần
- Chữa trĩ ngoại bằng cây lá bỏng: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc lấy nước uống
Trị chúng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cusu, 10g lá trắc bá sác lấy nước uống.
Lời khuyên: Với 3 cách chữa trĩ bằng bài thuốc dân gian ở trên, bác sĩ Thái Hà hy vọng sẽ giúp người bệnh thoát khỏi sự đeo bám của bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên người bệnh cần phải kiên trì trong một thời gian dài thì mới đạt hiệu quả tốt, bên cạnh đó người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tự chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà cho mình để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra
Phòng khám đa khoa Thái Hà chuyên chữa và điều trị các loại bệnh trĩ nói chung, bệnh trĩ ngoại nói riêng. Để biết thêm chi tiết hãy gọi điện đường dây nóng của phòng khám theo số điện thoại 0365.116.117 để được tư vấn và đặt lịch khám.