Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Viêm bàng quang do đâu? Triệu chứng - Cách điều trị

Viêm bàng quang do đâu? Triệu chứng - Cách điều trị
Điểm trung bình: 7.1 / 10 ( 51 lượt đánh giá )

Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở cả nam và nữ giới. Bệnh gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Viêm bàng quang nếu không chữa trị sớm có thể sẽ lan đến thận gây nhiễm trùng thận rất nguy hiểm. Để tìm hiểu rõ về căn bệnh này, mới bạn đọc tham khảo qua bài viết sau đây.

viêm bàng quang là bệnh gì

Hình minh họa: Viêm bàng quang ở nam giới

Viêm bàng quang là bệnh gì?

Viêm bàng quang đa phần do vi khuẩn E.coli tấn công vào bên trong đường tiết niệu gây ra hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu và hệ bài tiết. Khi vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng bàng quang sẽ nhanh chóng lan đến thận nếu không được phát hiện và chữa trị sớm

Viêm bàng quang được phân làm 2 giai đoạn: viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính.

Viêm bàng quang cấp tính: là giai đoạn đầu thường gặp trong các loại viêm đường tiết niệu dưới. Niêm mạc bàng quang bị sưng huyết, phù nề bên cạnh là các biểu hiện như tiểu buốt dọc từ niệu đạo lên bàng quang, đi tiểu nhiều lần, đau tức bụng dưới, đi tiểu ra máu, nước tiểu đục…

Viêm bàng quang mãn tính: là giai đoạn cuối của viêm bàng quang cấp tính. Khi bị viêm bàng quang cấp tính nhưng không được điều trị khỏi sẽ chuyển sáng giai đoạn mãn tính. Trong thời gian dài, thành bàng quang dày lên, xơ hóa làm cho khả năng đàn hồi của bàng quang kém đi, bàng quang phải co bóp liên tục tống nước thải ra bên ngoài dẫn đến hiện tượng tiểu són, tiểu lắt nhắt.

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Nguyên nhân viêm bàng quang do nhiễm khuẩn

-   Là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua đường tiết niệu, sau đó tấn công bàng quang. Viêm bàng quang chủ yếu là do vi khuẩn E. coli tìm thấy ở vùng sinh dục gây nên.

-   Nhiễm khuẩn bàng quang có thể xảy ra do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh cá nhân không bảo đảm, … dẫn đến.

Nguyên nhân viêm bàng quang không do nhiễm khuẩn

Can thiệp ngoại khoa: Trong quá trình điều trị hoặc tiểu phẫu bộ phận sinh dục khiến vi khuẩn xâm nhập gây nên nhiễm trùng. Tình trạng này phổ biến ở độ tuổi 20 – 50 ở nữ giới và ngoài 50 tuổi ở nam giới.

-   Tác dụng của thuốc gây nên viêm bàng quang: Một số trường hợp sử dụng các thuốc hóa trị cũng có thể dẫn tới viêm bàng quang.

-   Bức xạ gây viêm bàng quang: Trong quá trình điều trị bức xạ khu vực xương chậu có thể dẫn tới viêm bàng quang

-   Ngoài ra viêm bàng quang còn do các nguyên nhân khác như tác dụng phụ của một số thuốc ngừa thai, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, …

Triệu chứng bệnh viêm bàng quang.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày bất kể ngày và đêm đặc biệt là đêm và sáng sớm.

Có cảm giác nóng rát sau mỗi lần đi tiểu.

Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít hoặc buồn tiểu nhưng không có nước tiểu.

Nước tiểu màu đục có mùi hôi.

Có cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục.

Người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi

Đau vùng xương chậu kéo dài.

Đôi khi còn đi tiểu buốt ra máu và mủ.

Cách điều trị viêm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang bằng thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống: Các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh với liều lượng thích hợp cho bệnh nhân, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra một số thuốc kê đơn khác có tác dụng giảm đau buốt, đồng thời giảm co thắt ở bàng quang.

-   Tiêm thuốc kháng sinh: Một số trường hợp người bệnh có sức đề kháng yếu, khó hấp thụ thì tiêm thuốc kháng sinh là biện pháp hiệu quả.

Lưu ý: Việc điều trị viêm bàng quang bằng  thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Nhiều trường hợp rơi vào tình trạng phản thuốc khiến bệnh chuyển biến xấu hơn, lúc này việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn.

Điều trị viêm bàng quang bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt

-   Chế độ ăn: Ăn nhiều hoa quả lợi tiểu như cam, quýt, lê, dưa hấu, … các loại thực phẩm như ngô, đậu xanh, hành củ, … có thể làm giảm các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt. Tránh các thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia, café, … thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, …

-  Nên uống 2 lít nước mỗi ngày, để kích thích bài tiết vi khuẩn có hại ra ngoài.

-  Bạn hãy tạo cho mình thói quen giữ ấm lòng bàn chân, dùng chai nước nóng chườm vùng lưng và kẹp lòng bàn chân trước khi đi ngủ. Đặc biệt vào mùa mưa, bạn nhất thiết phải tắm nước nóng hoặc có thể sử dụng chăn điện để đắp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về “Bệnh viêm bàng quang” của các bác sĩ chuyên nam khoa Phòng khám Thái Hà, hy vọng với những thông tin này bạn sẽ biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về bệnh hãy gọi điện đến số 0365.116.117 để được tư vấn và đặt lịch khám.

 

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám